Đất tử sa có thật sự hiếm?
Nhiều người cho rằng đất tử sa đã bị cấm khai thác từ năm 2008. Vì thế, ngày nay không còn đất tử sa thật để chế tác ấm. Nhưng liệu đất tử sa có thật sự hiếm như lời đồn?
Tử Sa Trân Ngoạn mời bạn cùng tìm hiểu sự thật phía sau câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng gây nhiều tranh cãi trong giới yêu ấm.
Đất tử sa có thật sự hiếm?
Đất tử sa là loại đất sét đặc biệt, được khai thác sâu trong lòng núi Hoàng Long Sơn và các vùng lân cận tại Đinh Thục Trấn, thành phố Nghi Hưng, Trung Quốc. Đây chính là cái nôi huyền thoại của nghệ thuật làm ấm tử sa.
Đất càng được khai thác sâu thì càng già, gọi là đất lão. Chất lượng đất lão cao hơn so với đất non, tức tầng đất gần mặt đất. Vì vậy, nghệ nhân luôn ưu tiên sử dụng đất lão để tạo nên những chiếc ấm có độ kết khối, độ thoáng khí và độ bền hoàn hảo.

Đúng là vào năm 2008, chính quyền thành phố Nghi Hưng đã ban hành lệnh cấm khai thác đất tử sa mới. Mục đích của việc này là nhằm bảo vệ tài nguyên và môi trường. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc đất tử sa đã cạn kiệt hay không còn đủ để làm ấm.
Theo các nguồn thông tin, có ba nguồn chính cung cấp đất hiện nay:
1. Nguồn tàng trữ
Trước khi lệnh cấm ban hành, nhiều người làm nghề từ nghệ nhân cho đến các nhà cung ứng nguyên liệu đã chủ động tích trữ đất tử sa.
Có người dự trữ vài chục tấn, nhưng cũng có người trữ đến hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tấn. Những kho đất này vẫn đang được sử dụng dần dần, đủ để phục vụ sản xuất trong nhiều thập kỷ tới.
2. Nguồn đấu giá quyền khai thác hợp pháp
Như đã đề cập, đất ở khu vực Đinh Thục Trấn, khi đào xuống, đều là đất tử sa. Vì vậy, khi các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng được triển khai, việc đào đất để làm móng, xây hầm là không thể thiếu. Tất cả lượng đất đào lên từ các công trình này sẽ được các bên chuyên thu mua đấu giá và tiếp nhận.

3. Nguồn khai thác lậu
Một phần đất tử sa trên thị trường hiện nay đến từ việc khai thác lén lút. Trước năm 2019, hoạt động này chỉ bị xử phạt hành chính. Nhưng hiện tại, nhà nước đã siết chặt và áp dụng chế tài nghiêm khắc hơn.
Dù vậy, vẫn còn các nhóm nhỏ hoạt động bí mật. Họ thường thuê nhà dân quanh Đinh Thục Trấn rồi đào giếng sâu xuống lòng đất để lấy đất. Nguồn này tuy không chính thống nhưng vẫn cung cấp đáng kể đất tử sa cho thị trường.

Vậy, đất tử sa có thật sự hiếm?
Nhiều nhà cung cấp lớn khẳng định rằng lượng đất họ đang có đủ dùng trong vài thế hệ sau. Ước tính, nếu chỉ dùng lượng đất đã có để chế tác ấm tử sa, thì trong vòng 100 năm tới vẫn không lo cạn kiệt.
Tuy nhiên, đất tử sa chất lượng cao không rẻ. Một chiếc ấm tử sa thường cần khoảng 200g – 250g đất. Trong khi đó, giá đất trung bình đã luyện thường dao động từ 2.5 – 4.8 triệu đồng cho mỗi 500g (tùy theo phẩm chất, tuổi đất, độ sạch và nguồn gốc).
Xem thêm: Việt Nam có đất tử sa không?
Kết luận
Dù đất tử sa thật không khan hiếm. Nhưng trước thị trường đầy rẫy các sản phẩm giả mạo, pha trộn,… lại gắn mác “tử sa” một cách tùy tiện. Vì thế, điều quan trọng là bạn cần chọn đúng nơi uy tín để tìm được ấm làm từ đất tử sa thật, với kỹ thuật thủ công đúng chuẩn và nguồn gốc minh bạch.
Tử Sa Trân Ngoạn luôn cam kết tuyển chọn và giới thiệu đến bạn những chiếc ấm được chế tác từ đất tử sa thật, luyện chuẩn, thủ công hoàn toàn, đúng tinh thần của Thực Lực Phái.
Bạn muốn hiểu rõ hơn về đất tử sa, kỹ thuật luyện đất, hoặc cách chọn ấm phù hợp? Đừng quên theo dõi kênh của chúng tôi!
By TSTN