/ / / Ấm nhất xưởng qua các thời kỳ

Ấm nhất xưởng qua các thời kỳ

Các nghệ nhân thời kỳ xưởng 1

Nói đến ấm Xưởng Công Nghệ Tử Sa, có thể có chút lạ lẫm đối với những hồ hữu mới chơi, còn những vị sưu tập thâm niên thì có những tâm đắc không giống nhau, những vị kỹ tính và có chút khắt khe về kỹ thuật chế tác ấm thì ít có thể chấp nhận đuợc ấm nhất xưởng, còn những vị thuần túy chú trọng về chất đất và nguyên liệu đất, yêu thich phong cách cũ, thô sơ, mộc mạc cổ điển, thì dòng ấm Xưởng là môt thể loại rất thích hợp.

Trước Xưởng Công Nghệ Tử Sa vài năm, năm 1955, bảy vị lão nghệ nhân là Ngô Vân Căn, Bùi Thạch Dân, Nhậm Kim Đình, Vương Dần Xuân, Chu Khả Tâm, Cố Cảnh Chu, Tưởng Dung, họ đã động viên tập hợp những nghệ nhân làm ấm tử sa dân gian, những nghệ nhân khắc gốm cùng nhau thành lập Hợp Tác Xã sản xuất tử sa Nghi Hưng, và đây là tiền thân của Xưởng Công Nghệ Tử Sa sau này.

Vào năm 1958, 28 xưởng tử sa tư nhân nhỏ đã được kết hợp lại thành một xưởng công nghệ tử sa chung với hình thức quốc doanh hoá, hoạt động 40 năm, đến năm 1998 thì chính thức chuyển sang dân doanh. Hiện tại xưởng tử sa vẫn còn hoạt động, các đại sư, nghệ nhân vẫn miệt mài làm ấm trong đó, nhưng đã qua cái thời nhiệt huyết, tận tụy, cống hiến, truyền thừa vì tử sa. Cũng từ đó Xưởng Công Nghệ Tử Sa một thời huy hoàng dần trở thành một huyền thoại đối với những người yêu thích và sưu tầm ấm.

40 năm, từ vài chục nghệ nhân kỳ cựu, dần theo sự lớn mạnh, có thêm nhiều lớp đào tạo những đồ công mới, không ít số nghệ nhân ấy nay là những vị đại sư, những viên công nghệ mĩ thuật sư cấp cao. V.v. Vài triệu chiếc ấm tử sa các loại đã tạo ra trong khoảng thời gian ấy. Và chắc chắn rất nhiều đã bị hư hỏng bởi sự bất cẩn của con người, bởi chiến tranh, thiên tai…. trừ đi bớt lại còn lại 50% vẫn còn là một con số khổng lồ đối với người mê sưu tầm.

Để nhận biết phân biệt về dòng ấm Nhất Xưởng cũng không phải dễ dàng, nhưng qua sự nghiên cứu của các bậc sưu tập lão làng trước, họ cũng đã đại khái liệt ra cái sườn để ta có thể nhận biết được những đặc thì của dòng ấm này.

1. Nguyên liệu đất: mỗi thời kỳ đều có nguyên liệu đất đặc trưng riêng, nhu cầu ngày càng cao, cung không đủ cầu, mỗi dòng nguyên liệu đều có hạn nhất định. Nhưng có 1 điểm chung là: NGUYÊN LIỆU DÙNG ĐỂ SẢN XUẤT ẤM NHẤT XƯỞNG ĐẠI ĐA SỐ ĐỀU ĐƯỢC KHAI THÁC TỪ GIẾNG ĐẤT SỐ 4.

2. Tạo Hình: từ thiết kế đến tạo hình, đều do các đại sư danh gia thiết kế định hình tạo mẫu. Một phần cực nhỏ do thương gia đặt xưởng công nghệ với bản vẽ riêng.

3 . Lò Nung: thời kỳ đầu còn được nung bằng củi, về sau hơn thì chuyển sang dùng dầu nặng nung bằng lò đường hầm. Vì sự ô nhiễm môi trường bởi cách nung này, năm 2002 lò nung đường hầm đã bị ngưng hoạt động và phá huỷ.

Hình Long Diêu, mọi người thường gọi là Lò Nung Rồng, Lò Rồng
Hình lò Nung Đường Hầm.

4. Kỹ thuật chế tác: vì đại đa số thuộc hàng thương phẩm, nên phần lớn ấm đều không được chỉnh chu tuyệt đối, ko đủ tinh tế, nhược điểm thường thấy là ấm chỉ được nung 1 lần, nên nắp ấm lỏng, không được khít khao.

5 . Triện ấm: không cùng thời kỳ triện ấm cũng theo đó mà thay đổi, từ Trung Quốc Nghi Hưng, Kinh Khê Huệ Mạnh Thần Chế, Kinh Khê X Chế. Đến một số dòng triện xuất khẩu sang Đài Loan, Thái Lan , Hồng Kong..v.v

6 . Kỹ thuật khắc gốm: đồ công khắc gốm không nhiều, mới đầu chỉ có 1 tổ khắc, nếu có quan sát nhiều về kỹ thuật thì đại khái có thể nhận biết được phong cách, đao pháp của nghệ nhân. Về sau có thêm vài lớp đồ công về khắc ấm.

7. Dưới đây chúng tôi sẽ đại khái tóm tắt ấm nhất xưởng qua các thời kỳ. Vậy ấm nhất xưởng chính xác được tính từ khoảng thời gian nào, nay được nhiều người công nhận nhất là từ năm 1977-1997. Trong khoảng thời gian này được chia ra làm 4 giai đoạn chính.

Giai đoạn 1: năm (1977-1982). Thời kỳ tem lục hình Elip. Các ấm thành phẩm thường dưới đáy thường có đóng các loại như: “Trung Quốc Nghi Hưng, Kinh Khê Huệ Mạnh Thần Chế, Kinh Khê X Chế” (X là họ của người đứng đầu nhóm đào tạo ấy). Các nguyên liệu liệu đất thường được sử dụng nhiều như là Thanh Thủy Nê, Tử Nê, Tiểu Hồng Nê, số ít Đoàn Nê và Lục Nê, đáng được chú ý nhất đó là nguyên liệu “Bánh Tổ”.

Giai đoạn 2: năm 1983-1987, đây còn gọi là thời kỳ “Không Tem”. Thời kỳ này rất nhiều tinh phẩm được sản xuất nhằm để xuất sang Hồng Kong, Đài Loan và một số nước khác. Triện ấm chủ yếu là những chiếc triện nghệ nhân hình vuông rất nhỏ, triện Song Ngư Hồ Nghệ, Kinh Khê X Chế .v.v…. nguyên liệu đất chủ yếu là Hắc Tinh Thổ, Hồng Nê, Đoàn Nê, Lục Nê.

Giai đoạn 3: năm 1987-1992 (thời kỳ tem trắng, thời kỳ tem vuông tròn). Triện thường thấy nhất là triện của các đồ công. Ngoài Hồng Nê, Đoàn Nê, đặc sắc nhất của thời kỳ này là nguyên liệu đất “Bính Tử Nê”.

Giai đoạn 4: năm 1993-1997 (thời kỳ tem lazer) đây cũng được xem là thời kỳ cuối của nhất xưởng. Thời kỳ này ấm cũng không có gì nổi bật, nguyên liệu đất thì ko đạt bằng những thời kỳ trước. Chủ yếu thời kỳ này là dùng tem lazer để phòng chống hàng nhái của các xưởng ngoài.

Đó là thời kỳ Nhất Xưởng từ năm 1977-1997, thế một câu hỏi đặt ra rằng: nhất xưởng chính thức thành lập năm 1958, khoảng thời gian 1958-1976 đó là khoảng thời gian trống không làm ấm hay sao? Thực ra là có và còn được chia ra hai giai đoạn chính, vì chịu sự ảnh hưởng của tình hình chính trị lúc bất giờ, nên công tác chế tác ấm của các nghệ nhân bị hạn chế rất nhiều, thường là những sản phẩm thông thường và có chút thô.

“Giai đoạn ấm thời kỳ cách mạng văn hoá” từ năm 1966-1976, đây có thể nói là giai đoạn tối tăm và khủng hoảng nhất đối với nền văn hoá nghệ thuật của Trung Quốc từ trước đến giờ. Vì chịu sự áp đặt và ép buộc của thế lực Đảng bấy giờ, nên hầu hết các sản phẩm làm ra đều có tinh thần về Đảng và chủ đề yêu nước. Các ý tưởng thiết kế mới mẻ đều bị hạn chế. Nguyên liệu đất chủ yếu là Thanh Thủy Nê, Tiểu Hồng Nê, Chu Nê.

Còn lại là từ năm 1966 Trở về trước, thường được gọi là “ấm thời kỳ tiền cách mạng văn hoá” thời kỳ này sản xuất ấm với số lượng ấm rất ít ỏi, nhưng hầu hết là những ấm Danh Gia, tính đến nay đều là các bậc đại sư, chủ yếu là những ấm to phù hợp với đời sống hằng ngày.

Hình ảnh gian nhà năm 1956. Thời kỳ hợp tác xã
Hình ảnh sau vài năm ,năm 1960, các đồ công trẻ đang tập tành chế tác ấm

Bởi bối cảnh lịch sử, hoàn cảnh sản xuất đặc thù, nên hai giai đoạn này không được liệt vào dòng ấm Nhất Xưởng mà các nhà sưu tập thường hay sưu tầm.

Nhận biết và chọn đúng dòng ấm nhất xưởng nhất định phải thông qua những đặc điểm nhận biết. Và nói đến đây có một vấn đề lớn là chúng ta không có tài liệu thực, ấm thực, cầm tận tay nhìn tận mắt để trau dồi, học hỏi. Hiện tại ở Việt Nam chúng ta cũng ko ít những hồ hữu sở hữu dòng ấm nhất xưởng. Rất hy vọng sẽ có một buổi offline, chúng ta cùng mang theo những chiếc ấm nhất xưởng yêu thích của mình ra cùng nhau tập hợp trao đổi kiến thức, người có rồi thì được thấy nhiều hơn, người chưa có thì có thể mở mang thêm tầm mắt.