Thiên Thanh nê
Từ đời Minh đã có ghi chép về đất Thiên Thanh, “ Dương Hâm danh hồ ” của Châu Cao Khởi từng ghi chép về loại đất này, xuất hiện ở Lãi Thự thị Trấn Đinh Thục, sau khi nung chín có màu gan lợt, khoáng nguyên chất có màu da trời, xanh nâu, xanh mực, xanh nhạt hoặc xanh mực đậm, chất mịn như mỡ, mặt ngoài như vân trong vỏ sò, sáng óng ánh, kết tinh mịn chắc.
Truyền thuyết về Thiên Thanh nê được vén màn bí mật vào năm 2002 khi chính quyền Đinh Thục Trấn muốn quy hoạch lại Đầm Nước Lớn và Thiên Thanh nê được tìm thấy tại Đầm Nước Lớn Lê Dã về hướng tây 100m.
Kết cấu bên ngoài khoáng vật nhỏ mịn đồng đều, có dày đặc các khối màu tím nâu lẫn màu đỏ, dễ vỡ hơi cứng, có rất ít hàm lượng mảng vụn mica trắng, bề mặt có vân hình vỏ sò, có chất dạng sáp màu trắng (sau khi nung sẽ hình thành các đốm màu trắng li ti), tiết diện có màu tím đen xanh xen màu đỏ. Người xưa do màu sắc của loại khoáng này rất giống màu nhuộm thiên thanh, còn gọi là “Thiên Thanh nê”. Đất chín tương đối mịn, tính tạo hình tốt, khi chế tác thành hình có lượng cát nhất định, phạm vi nhiệt độ nung tương đối rộng. Thường khoảng 1160 – 1220 độ, tỉ lệ giãn nở khoảng 8%. Sau khi nung có màu đỏ sẩm, màu tím đen ánh xanh, xám ánh xanh…, bề mặt có dạng Lê Bì, chất thai mịn và sáng bóng, hiệu ứng màu sắc mịn và phong phú.
Lớp đất dính với Thiên Thanh nê là Lê Bì nê, sau khi nung có màu Lê Đông, hoàn toàn khớp với ghi chép trong “Dương Thiên Danh ấm” : Thiên Thanh nê xuất thổ tại Lê Dã, gốm biến thành màu đỏ sẫm, trong đó lại kẹp với Lê Bì nê, nay gốm lại thành màu Lê Đông. Năm Quang Tụ thứ 8 trong “Yixing huyện chí “ ghi chép: Thiên Thanh nê là đất quý nhất trong các loại, được sử dụng đặc biệt trong danh ấm. Thời xưa Thiên Thanh nê xuất hiện không nhiều, thời nay lại càng hiếm hơn. Lần này do xây dựng khôi phục con đường Tử sa, làm cho Thiên Thanh nê sau hơn 600 năm tuyệt tích nay lại xuất hiện.
Vì Nguyên Khoáng Thiên Thanh nê cực hiếm nên hiện nay, giới buôn đất, luyện đất, nghệ nhân và cả người buôn ấm thường hay mở rộng phạm vi tên gọi Thiên Thanh nê. Vì Thiên Thanh nê thuộc Tử Nê nên cứ đất nào thuộc Tử nê sau nung tự nhiên (hoặc can thiệp tạo màu) mà có màu ánh xanh da trời đều quy là Thiên Thanh nê. Như Đế Tào Thanh hay Lão Tử nê khi nung nhiệt độ cao sẽ có màu tím ánh xanh họ cũng gọi Thiên Thanh nê.