/ / / Một chiếc ấm tử sa cơ bản được tạo ra như thế nào?

Một chiếc ấm tử sa cơ bản được tạo ra như thế nào?

Khi nhắc đến ấm tử sa Nghi Hưng, nhiều người không khỏi trầm trồ trước vẻ đẹp mộc mạc mà tinh xảo của chúng. Tuy nhiên, ít ai hiểu được rằng, đằng sau mỗi chiếc ấm tử sa là cả một câu chuyện dài đầy tâm huyết. Tại sao những chiếc ấm tử sa lại có mức giá cao như vậy?

Đó không chỉ là giá trị nghệ thuật, mà còn là sự kết tinh của nguyên liệu quý hiếm, kỹ thuật chế tác điêu luyện, thời gian và công sức không ngừng nghỉ của người thợ. Hãy cùng Tử Sa Trân Ngoạn khám phá quy trình chế tác một chiếc ấm tử sa Nghi Hưng qua bài viết này.

Điều gì làm nên một chiếc ấm tử sa?

1. Nguyên liệu đất – Nền tảng của ấm tử sa

Sức hấp dẫn độc đáo của ấm tử sa Nghi Hưng trước hết đến từ sự phong phú và đa dạng của các loại đất. Các loại thường gặp bao gồm tử nê, đoạn nê, hồng nê, và lục nê.

Tử nê

Tử nê là một loại đất phổ biến nhất và có trữ lượng tương đối dồi dào. Loại đất này có kết cấu cứng cáp, khả năng tạo hình tốt. Sau khi nung sẽ có màu sắc trầm ổn, thường là màu nâu tím. Tuy nhiên, các nguồn tài nguyên tử nê chất lượng cao cũng có giới hạn.

Để trở thành nguyên liệu tốt dùng làm ấm, tử nê phải trải qua nhiều công đoạn như khai thác, sàng lọc, và ủ đất. Chi phí của tử nê ở mức trung bình, giá của loại tử nê thông thường khá phải chăng. Nhưng đối với tử nê từ các mỏ đặc biệt và có chất lượng thượng hạng, giá sẽ cao hơn. Điều này chắc chắn là một phần cơ bản trong cấu thành chi phí của ấm tử sa.

Tử nê

Đoạn nê

Đoạn nê thuộc loại khoáng cộng sinh, là sự pha trộn giữa bổn sơn lục nê và tử nê. Đất này có màu sắc phong phú như vàng kim, vàng nhạt, tạo cảm giác tươi mới, thanh nhã. Do điều kiện hình thành đặc biệt, sản lượng của đoạn nê không cao.

Quá trình chế biến và xử lý đất cũng phức tạp hơn, làm tăng chi phí so với tử nê. Khi chọn đoạn nê để làm ấm tử sa, chi phí nguyên liệu sẽ thể hiện rõ hơn.

Đoạn nê

Hồng nê

Hồng nê, trong đó bao gồm chu nê, được chia thành nhiều loại khác nhau. Hồng nê có kết cấu mịn màng, độ co ngót cao, khó nung và tỷ lệ thành phẩm thấp. Với màu sắc rực rỡ và bắt mắt, hồng nê có giá trị thẩm mỹ cao. Chính vì những đặc điểm này, giá thành của hồng nê tương đối cao. Khi làm ấm từ hồng nê, chi phí nguyên liệu sẽ chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng chi phí.

Hồng nê

Lục nê

Lục nê khá hiếm và quý giá, với màu sắc giống như ngọc bích xanh, mang lại cảm giác tươi mới và tao nhã. Sản lượng khai thác rất ít, quy trình chế tác đòi hỏi kỹ thuật khắt khe, dẫn đến chi phí cao. Vì vậy, những chiếc ấm tử sa làm từ lục nê có giá thành rất cao.

Lục nê

2. Dụng cụ chế tác – “Vũ khí lợi hại” tạo nên hình dáng ấm

Dụng cụ chế tác ấm tử sa

Chế tác ấm tử sa cần một bộ công cụ chuyên dụng, đóng vai trò then chốt trong việc định hình sản phẩm.

Chày đập đất

Đây là công cụ dùng để đập các khối đất, giúp chúng trở nên nên đồng nhất về kết cấu, tạo điều kiện thuận lợi cho các bước tiếp theo. Mặc dù cấu tạo đơn giản, nhưng đây là công cụ cơ bản không thể thiếu.

Dùi gỗ và dùi tre

Dùng để đập các phần thân, vòi, và quai ấm. Thông qua việc đập ở các góc độ và lực khác nhau, công cụ này giúp tạo hình và đường cong mong muốn. Người thợ phải thành thạo kỹ thuật sử dụng để đảm bảo các phần của ấm chuyển tiếp tự nhiên, hài hòa.

Dao cắt nhỏ

Chủ yếu được dùng để cắt đất, chỉnh sửa miệng ấm, đáy ấm và các cạnh. LưỡLưỡi dao nhỏ, linh hoạt, đòi hỏi độ chính xác cao để tạo đường cắt mượt mà, tinh tế. Người thợ phải ảm bảo các cạnh được cắt gọn gàng, mượt mà, góp phần tạo nên sự tinh tế cho tổng thể sản phẩm.

Cưa thẳng

Là công cụ dùng để cắt các tấm đất và mở miệng ấm. Công cụ này đảm bảo các đường cắt thẳng, đúng kích thước, đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn hóa kích thước của các bộ phận. Độ chính xác của nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả lắp ráp và ghép nối sau này.

Những công cụ trên chỉ là một phần nhỏ trong bộ công cụ chế tác ấm tử sa. Dù có vẻ đơn giản, chúng là kết quả từ kinh nghiệm lâu năm của các nghệ nhân, được lựa chọn, chế tạo và sử dụng một cách cẩn thận. Đồng thời, do hao mòn trong quá trình sử dụng, các công cụ này cũng cần được thay thế định kỳ. Đây là một phần chi phí thường bị bỏ qua trong quá trình sản xuất ấm tử sa.

3. Quy trình chế tác – Quá trình tỉ mỉ và công phu

Quy trình chế tác ấm tử sa Nghi Hưng

Quy trình chế tác ấm tử sa Nghi Hưng cực kỳ phức tạp, được chia thành nhiều bước tinh vi:

Chọn khoáng và luyện đất

Quặng tử sa được tuyển chọn kỹ lưỡng, sau đó trải qua các bước phơi phong hóa, nghiền, sàng lọc, trộn nước và ủ để tạo nguyên liệu đất. Quá trình này đòi hỏi nhiều thời gian, nhân lực và vật lực, làm tăng đáng kể chi phí sản xuất.

Đập đất và tạo thân ấm (hoặc ghép thân ấm)

Nguyên liệu đất sau khi luyện sẽ được đập thành các dải đất. Nếu làm ấm tròn, nghệ nhân phải cuộn đất thành hình trụ rồi đập và định hình. Đối với ấm vuông, thường dùng phương pháp ghép thân, cắt các miếng đất và ghép lại với nhau. Quá trình này yêu cầu cao về độ ẩm của đất, lực đập, và kích thước chính xác. Nghệ nhân cần kinh nghiệm phong phú và kỹ thuật điêu luyện, do đó chi phí lao động cũng tăng lên.

Làm vòi, quai, và nắp ấm

Mỗi bộ phận cần được chế tác riêng biệt và kỹ lưỡng. Vòi ấm phải đảm bảo nước chảy mượt, quai ấm phải dễ cầm và hài hòa với thân ấm. Nắp ấm phải khớp chặt với miệng ấm, đạt tiêu chuẩn “xoay tròn thông suốt”. Độ tinh xảo trong chế tác các bộ phận này quyết định chất lượng của ấm. Đồng thời, việc này cũng tiêu tốn không ít thời gian và công sức, làm tăng chi phí thủ công.

Lắp ráp và hoàn thiện

Các bộ phận được lắp ráp cẩn thận, từng mối nối được chỉnh sửa tỉ mỉ để đảm bảo sự liền mạch. Mọi sai sót nhỏ trong giai đoạn này đều có thể ảnh hưởng đến thành phẩm, đòi hỏi nghệ nhân phải có sự tập trung cao độ. Bất kỳ điều chỉnh nhỏ nào cũng làm tăng thêm chi phí lao động.

Trang trí

Trang trí không chỉ tăng tính thẩm mỹ mà còn làm tăng giá trị nghệ thuật của ấm tử sa.

1. Khắc ấm

Thơ, thư pháp hoặc tranh khắc trên thân ấm yêu cầu nghệ nhân có tay nghề cao về thư pháp và hội họa. Với những nghệ nhân nổi tiếng sẽ có chi phí cao hơn, làm tăng đáng kể giá trị sản phẩm.

Đắp họa, nê họa

Sử dụng các mảnh đất được tạo hình sẵn để đắp lên bề mặt ấm, hoặc vẽ trang trí bằng đất, tạo hiệu ứng nổi hoặc phẳng. Công đoạn này yêu cầu kỹ thuật thủ công tinh xảo và ý tưởng thiết kế đặc biệt, làm tăng thêm chi phí sản xuất.

Nung

Nung – Giai đoạn then chốt biến đất thành ấm

Nung là bước quan trọng nhất trong quá trình chế tác ấm tử sa. Bước này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và chi phí của sản phẩm.

Nung bằng lò củi truyền thống:

Phương pháp này sử dụng lò củi để nung. Việc kiểm soát nhiệt độ rất khó, thời gian nung kéo dài, và chi phí xây dựng, bảo trì lò cũng như nhiên liệu rất cao. Tuy nhiên, ấm nung bằng lò củi thường có hiệu ứng họa biến tự nhiên, màu sắc mộc mạc. Bề mặt sản phẩm sẽ có những biến đổi độc đáo về kết cấu, tạo nên nét đẹp đặc biệt. Do chi phí cao, giá của ấm tử sa nung bằng lò củi cũng tăng đáng kể. Đồng thời khi nung bằng lò củi rất khó kiểm soát thành phẩm, nên hiện nay lò củi không được dùng để nung ấm tử sa.

Nung bằng lò điện:

Lò điện cho phép kiểm soát nhiệt độ chính xác hơn, dễ vận hành, thời gian nung ngắn hơn, và chi phí thấp hơn so với lò củi. Nhờ hiệu quả chi phí cao, phương pháp này được nhiều nghệ nhân lựa chọn. Chi phí nung bằng lò điện cũng là một yếu tố quan trọng trong tổng chi phí của ấm tử sa.

Nung bằng lò gas:

Lò gas kết hợp một số ưu điểm của lò củi, nhưng chi phí nung nằm giữa lò củi và lò điện. Phương pháp này có thể tạo ra những chiếc ấm tử sa chất lượng cao với màu sắc đồng đều, được ứng dụng rộng rãi trên thị trường. Chi phí nung bằng lò gas cũng được tính vào tổng chi phí của sản phẩm.

Từ việc chọn lựa nguyên liệu đất, sử dụng các công cụ chế tác, thực hiện từng bước công phu trong quy trình sản xuất, đến trang trí và nung, mỗi công đoạn của ấm tử sa Nghi Hưng đều đòi hỏi sự tận tâm và công sức của nghệ nhân. Chính nhờ vào kỹ thuật phức tạp và tinh xảo, ấm tử sa mang trong mình giá trị nghệ thuật và giá trị thị trường độc đáo.

Hy vọng bài viết này giúp mọi người có cái nhìn rõ ràng và sâu sắc hơn về quy trình chế tác và cấu thành chi phí của ấm tử sa Nghi Hưng. Đồng thời biết trân trọng câu chuyện và giá trị ẩn sau mỗi chiếc ấm tử sa.

TSTN tổng hợp và dịch

Xem thêm: Ấm Tử Sa dùng uống trà hay thưởng ngoạn?