Mã Diệc Phi
Hành trình học tập và phát triển sự nghiệp
Mã Diệc Phi tốt nghiệp đại học Nam Kinh chuyên ngành thiết kế nghệ thuật, đã sớm bộc lộ tài năng và niềm đam mê với nghề chế tác tử sa. Sau khi hoàn thành khóa học, anh theo học sư phụ là người từng đoạt giải nhất cuộc thi gốm sứ thủ công – cao cấp công nghệ mỹ thuật sư Lô Vĩ Cường. Tại đây, anh bắt đầu học về dòng ấm cân văn khí và nhanh chóng được chọn làm trợ lý trong lớp huấn luyện chế tác ấm thủ công cho sinh viên mới.
Không ngừng tìm kiếm sự hoàn thiện, Mã Diệc Phi tiếp tục theo học lão sư Viên Tiểu Cường – bậc thầy nổi tiếng với kỹ thuật chế tác thuần thủ công các dòng ấm phương khí và cân văn khí. Đây là hai dòng ấm đòi hỏi kỹ thuật cao hơn so với ấm viên khí thông thường. Dưới sự hướng dẫn của lão sư, anh không chỉ nâng cao tay nghề mà còn định hình phong cách nghệ thuật độc đáo.
Thành tựu nổi bật và phong cách chế tác
Những năm gần đây, các tác phẩm của anh ngày càng trưởng thành và dần hình thành nên phong cách riêng. Một số tác phẩm được giải cao tại các cuộc thi và được mang đi đấu giá.
- Năm 2014: Tác phẩm Đãi Phóng được Bảo tàng gốm sứ Nghi Hưng sưu tập trưng bày.
- Năm 2014 – 2015: Tác phẩm Bội Lôi Sơ Trán và Trán Phóng lần lượt được trao giải nhất và giải 3 cuộc thi gốm sứ thủ công.
- Năm 2015: Trong cuộc thi Cảnh Chu Bôi lần thứ 8, tác phẩm của anh được vinh danh.
- Năm 2017: Tác phẩm Phạn Liên đã giành được giải thưởng tử sa của năm.
Các tác phẩm của anh thể hiện sự đầu tư chất xám và tính nghệ thuật cao. Chúng không chỉ được đánh giá tích cực mà còn được mang đi đấu giá và sưu tập.
Ảnh hưởng từ quê hương và những bậc thầy
Sinh ra tại Đinh Thục Trấn – nơi nổi tiếng với nghề làm tử sa, Mã Diệc Phi lớn lên trong môi trường gắn bó chặt chẽ với nghề. Cha mẹ anh đều là nghệ nhân tử sa, và từ nhỏ, anh đã được chứng kiến sự tỉ mỉ trong từng công đoạn chế tác. Chính sự gần gũi với nghề từ thuở bé đã hun đúc trong anh niềm đam mê sâu sắc. Phong cách chế tác của Mã Diệc Phi chịu ảnh hưởng lớn từ phong cách nhà Minh, bởi anh luôn yêu thích sự tinh tế và thanh nhã trong các thiết kế của thời kỳ này.
Trong hành trình học hỏi và hoàn thiện bản thân, Mã Diệc Phi đã may mắn được dẫn dắt bởi ba người thầy lớn:
- Lý Huệ Cường: Người đặt nền móng cho anh với những kỹ thuật cơ bản về tử sa.
- Lô Vĩ Cường: Là bậc thầy về dòng ấm cân văn khí. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, anh vẫn chưa thể phát huy hết khả năng của mình.
- Viên Tiểu Cường: Người thầy quan trọng nhất, giúp anh học lại gần như từ đầu và định hình lại cách nhìn nhận về nghệ thuật tử sa.
Dưới sự dẫn dắt của lão sư, Mã Diệc Phi không chỉ học cách làm một chiếc ấm, mà còn hiểu sâu hơn về cách truyền tải thần thái và nội dung qua mỗi tác phẩm.
Phong cách riêng và khát vọng lớn lao
Các tác phẩm của sư phụ Viên Tiểu Cường thường có kích thước lớn và nặng, đòi hỏi kỹ thuật chế tác cao. Tuy nhiên, Mã Diệc Phi đã sáng tạo dựa trên nền tảng này để phát triển phong cách riêng. Là một người yêu trà, anh thường xuyên trò chuyện với các bạn trà, những người đặc biệt yêu thích các tác phẩm của anh. Họ đã cho anh lời khuyên rằng, ấm tử sa phải được dùng trên bàn trà để uống trà, trong lúc uống trà có thể thưởng ngoạn, chơi đùa với ấm, nên những ấm nhỏ dễ đi vào lòng người hơn. Từ đó, anh tập trung vào việc chế tác các ấm có dung tích vừa phải, dung hòa giữa sự tiện lợi trong thưởng trà và giá trị nghệ thuật.
Mã Diệc Phi từng bày tỏ khát vọng lớn lao: “Anh cố gắng phấn đấu chăm chỉ với tử sa để hy vọng trong vòng 5 đến 10 năm tới các tác phẩm của anh được xếp cùng với các lão sư thực lực phái. Và trong vòng 90 năm tới tác phẩm của anh được xếp vào top 3 tử sa Trung Quốc”. Tham vọng đó không chỉ thể hiện quyết tâm của anh mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng yêu tử sa. Anh đang góp phần giữ gìn và phát triển tinh hoa tử sa, đưa nghề truyền thống này vươn xa hơn nữa.
By TSTN
Giới thiệu một số ấm tử sa đẹp tại TỬ SA TRÂN NGOẠN