Trương Dần
Trương Dần 张寅 (Lão sư Thực Lực Phái), nam, sinh năm 1974 tại Đinh Thục Trấn thuộc Nghi Hưng là cái nôi của Tử Sa. Từ thời thơ ấu Trương Dần đã bị ảnh hưởng bởi nghệ thuật tử sa, ông có đam mê mãnh liệt với tử sa, ông luôn tận tâm hết mình với tử sa, luôn cố gắng để hoàn thiện kỹ năng của mình. Ông tâm đắc và luôn đeo đuổi trường phái làm ấm tử sa thuần thủ công truyền thống. Trương Dần là một người có tính cách trầm, như gốc cây Bách ở ngọn núi mà gió lướt nhẹ mây che ngang, không làm lay động.
Vào đầu năm 1990, Trương Dần vào xưởng tử sa 1 học cách làm ấm, thời gian gắn bó khá dài nhưng dường như không tăm tiếng, xem như 10 năm mài một thanh kiếm nhẫn nại, sự cô đơn càng nung nấu thêm ý chí. Vào đầu những năm 2000 một tai nạn xảy ra ngoài ý muốn đã làm bàn tay bị thương, tưởng chừng như chấm dứt cuộc đời nghệ thuật của Trương Dần. Là một nghệ nhân thủ công, nếu như không thể dùng đôi tay hoàn thành tác phẩm, cho dù có những sáng tác tốt đến đâu cũng xem như uổng phí, giống như chim Ưng bị gãy cánh thì bầu trời sẽ trống lặng. Sau một thời gian dài ngưng làm ấm, từ ý tưởng buông xuôi, dần suy tư trở nên thay đổi trầm lắng, đối với chuyện đã qua của chính bản thân, đối với sự phát triển của nghệ thuật tử sa bản thân phải có trách nhiệm với các tiền bối. Tuy nhiên năm tháng trôi qua, sự phục hồi dần của tổn thương và sự trưởng thành của suy nghĩ. Như một con chim Phượng Hoàng tịch diệt, kể từ khi tác phẩm “Thị Duyên” ra đời vào năm 2011, sau đó tiếp nối các tác phẩm ra đời như “Vô Hoa”, “Cang Cổ”, “Viên Phúc”, “Đắt Quả”,… với suy nghĩ đơn giản hóa nhằm chú trọng thể hiện phong cách của Thiền, chạm vào trái tim của người thưởng ngoạn tác phẩm, thể hiện tinh hoa nghệ thuật của tác phẩm.
Trương Dần lấy ý tưởng cho các tác phẩm của mình từ cuộc sống xung quanh, ông quan sát rất tinh tế tỉ mỉ từng chi tiết mà ông muốn đưa vào tác phẩm, từ những chi tiết rất nhỏ ông cố gắng mô phỏng lại một cách chân thật nhất và gần nhất với thiên nhiên. Khi tác phẩm hoàn thành làm cho người thưởng ngoạn vô cùng ngạc nhiên vì tác phẩm tuy rất đơn giản nhưng lại rất gần gũi với tự nhiên. Thể hiện được tinh thần và ý đồ nghệ thuật của Trương Dần, tác phẩm không những phải đẹp mà còn phải đơn giản tiện dụng.
Trương Dần ngoài đam mê kỹ thuật làm ấm tử sa ông còn nghiên cứu rất nhiều về nê liệu, ông am hiểu rất sâu về đất và luyện đất, ông sưu tập và dự trữ rất nhiều các loại đất quý hiếm, trong đó có thể kể đến như đất Ngư Sa Bì, Ngư Sa Bì là một nguyên liệu đặc biệt quý hiếm được liệt kê trong cuốn “Nghi Hưng Tử Sa Khoáng Liệu”, hiện tại chỉ có Trương Dần sở hữu loại đất quý này.
Trương Dần rất chu đáo, ông rất hiếu khách và nhiệt tình với bạn bè, có dịp tiếp xúc với ông thì mới thấy được. Ông rất nhiệt thành và sẵn sàng giới thiệu cũng như giải đáp tất cả các vướng mắc về tử sa cho những ai thật sự “phải lòng” với những chiếc ấm tử sa. Ông từng nói “Tử Sa đã giúp cho ông có được ngày hôm nay nên ông biết ơn Tử Sa, Ông phải có trách nhiệm để giữ gìn những giá trị thật của Tử Sa”. Tử Sa Trân Ngoạn may mắn gặp được Trương Dần đầu tiên trong những ngày đầu tìm hiểu về Thực Lực Phái, để rồi sau đó tiếp tục được gặp gỡ các lão sư khác. Chính nhờ gặp được Trương Dần đã giúp cho Tử Sa Trân Ngoạn hiểu hơn thế nào là Tử Sa chính thống.
Hiện tại Trương Dần là một lão sư Thực Lực Phái, ông có nhiều tác phẩm được giới sưu tầm Trung Quốc đánh giá rất cao. Hàng năm ông luôn sáng tác những tác phẩm mới để tham dự đấu giá mùa thu tại Nghi Hưng. Vừa qua trong cuộc đấu giá mùa thu 2019 tại Nghi Hưng (diễn ra ngày 21 và 22/9/2019) Trương Dần có tác phẩm Tu Hoàng đạt được mức giá 260.000 CNY (khoản 900tr VNĐ). Ông theo đuổi trường phái làm ấm thuần thủ công truyền thống, có như vậy thì các tác phẩm mới thể hiện được thần khí như những tác phẩm của các tiền bối xưa, và ông luôn chỉ dạy cho các đệ tử của ông phải kiên định với con đường này, con đường này tuy có những khó khăn ban đầu nhưng chỉ có như vậy thì mới có thể duy trì và phát triển truyền thống của tử sa được.