/ / Châu Hồng Bân

Châu Hồng Bân

Châu Hồng Bân, hiệu Đại Uẩn, lão sư Thực Lực Phái, nam, sinh năm 1974 tại Nghi Hưng.

Từ năm 1990 ông đã bắt đầu đến với tử sa, các tác phẩm đầu tiền của ông là các ấm phỏng lại các dáng ấm cổ của tiền nhân. Từ nhỏ, ông đã có niềm đam mê mãnh liệt với nghệ thuật tử sa và có nhiều ảnh hưởng sâu sắc từ nó. Quá trình học tập về tử sa của ông thời gian đầu chủ yếu dựa trên việc nghiên cứu, mô phỏng và sao chép các tác phẩm truyền thống xuất sắc của các nghệ nhân tử sa tiền bối. Ông bắt đầu bằng việc mô phỏng các kiểu ấm cổ thời Minh và Thanh. Đây là một một khoản thời gian tuyệt vời, nhờ việc nghiền ngẫm và nghiên cứu các tác phẩm cổ, ông như được thụ giáo từ các cao thủ tử sa qua nhiều thế hệ. Sau nhiều năm rèn luyện, ông đã có nền tảng vững chắc về văn hóa truyền thống Trung Hoa và kiến thức về thẩm mỹ nghệ thuật xuyên thời gian.

Đến năm 2005 ông đã tạo cho mình phong cách riêng, các tác phẩm của ông giai đoạn này có nhiều mới lạ, độc đáo.

Giai đoạn từ 2010 về sau các tác phẩm của ông đã đạt đến một tầm cao mới. Số lượng tác phẩm rất ít, độ tinh xảo cực kỳ cao, đường nét trau chuốt, tỉ mỉ. Tác phẩm toát lên khí chất mạnh mẽ ngút trời.

Ông cũng rất thích sưu tầm các món đồ cổ. Ông tìm hiểu về nó và lấy tinh thần của nó để đưa và các tác phẩm của mình.

Ngoài tay nghề làm ấm thượng thặng, Châu Hồng Bân còn rất giỏi về luyện đất và phối đất, các tác phẩm của ông toát lên được nét cổ kính uy nghiêm có một phần đến từ nguyên liệu đất mà ông sử dụng. Đó là sự hòa quyện giữa kỹ thuật và chất liệu có một không hai.

Người khác nhận xét Châu Hồng Bân có tính khí quái dị, ngang tàn, khó gần gũi, Tử Sa Trân Ngoạn có nhiều dịp tiếp xúc gặp gỡ với ông thì thấy quả thật có một chút như vậy, chính ông cũng thừa nhận như vậy. Tuy nhiên ông lại rất có tâm quyết với các học trò và đệ tử của ông. Ông luôn chỉ dạy các “tuyệt kỹ” cho đệ tử, từ ý tưởng sáng tác, sự cầu kỳ trong từng tác phẩm, sự tinh xảo từng đường nét, những kỹ thuật phối luyện đất và dùng đất. Rõ ràng người sưu tầm đã thấy được các điều này ở các đệ tử thân cận nhất của ông như Tôn Hải, Lục Siêu, Châu Tân, Phan Hiểu.

Tóm lại: thời gian gần đây người sưu tầm tâm huyết với tử sa điều nhìn thấy những tác phẩm xuất sắc của Châu Hồng Bân, hầu như ai cũng muốn sưu tầm các tác phẩm của ông, nhưng không mấy ai có thể tiếp cận được tác phẩm vì số lượng quá ít và những người đang giữ không ai muốn giao lưu lại cả. Điều đó cho thấy các tác phẩm của Châu Hồng Bân có một sức hút hết sức đặc biệt với giới sưu tầm.

Tác phẩm Đại Uẩn Hư Biến của Châu Hồng Bân được Tử Sa Trân Ngoạn đưa về Việt Nam.