“Kim hoa” trên trà Phổ Nhĩ là gì? Có uống được không?
Nếu bạn là người yêu trà Phổ Nhĩ, hẳn đã từng nghe đến hiện tượng “kim hoa” – những chấm vàng nhỏ li ti như hoa nhài nở trên bề mặt bánh trà. Vậy “kim hoa” thực chất là gì? Có an toàn khi sử dụng hay không?
Kim hoa là gì?
Phổ Nhĩ thì ai cũng quen thuộc, nhưng “kim hoa Phổ Nhĩ” là gì thì không phải ai cũng biết. Nếu bạn từng cất giữ trà Phổ Nhĩ lâu năm, hẳn sẽ có lúc phát hiện trên bề mặt bánh trà xuất hiện những chấm vàng nhỏ li ti, từ xa nhìn như những đóa hoa vàng nở rộ. Thực chất, đây là hiện tượng trà “mọc hoa”, mà trong dân gian gọi là “kim hoa”.
Câu cổ ngữ có câu:
Phổ Nhĩ đầy đất, trà nương kém phẩm, trà phối là thứ yếu, cổ trà là thượng phẩm, cổ thuần là đỉnh cao, bạch sương dễ thấy, kim hoa khó gặp.
Ở đây, “kim hoa” là cách gọi dân gian, tên khoa học chính xác là nấm Eurotium cristatum. Đây là một loại vi sinh vật có lợi cho cơ thể con người. Trong trà Phổ Nhĩ, đặc biệt là Phổ Nhĩ chín lâu năm, kim hoa lại cực kỳ hiếm và được xem là báu vật.

Kim hoa có lợi hay hại?
Nhiều người thắc mắc: “Nó là nấm, liệu có gây hại cho sức khỏe không?” Câu trả lời: Kim hoa không gây hại, ngược lại còn có lợi cho cơ thể. Nó thuộc nhóm vi sinh vật có ích và được xếp vào danh sách quản lý cấp quốc gia tại Trung Quốc.
Những người yêu trà Phổ Nhĩ đều biết: quá trình lên men hậu kỳ cần sự tham gia của vi sinh vật. Trong đó, Eurotium cristatum là một chủng đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, nó chỉ xuất hiện trong điều kiện nhất định, nên rất hiếm gặp. Ngoài trà, trong tự nhiên, chỉ có linh chi cổ thụ hàng nghìn năm tuổi mới có thể nuôi dưỡng được loại nấm này.
Khi phát triển trong trà, kim hoa tiết ra nhiều loại enzyme có lợi. Các enzyme này thúc đẩy quá trình phân giải và chuyển hóa chất trong lá trà. Nhờ đó, hương, vị và màu trà trở nên hài hòa và đặc sắc hơn.

Một số enzyme tiêu biểu:
- Cellulase: Giúp phân giải cellulose, biến chất xơ thành đường hòa tan. Trà vì vậy ngọt dịu, dễ uống.
- Polyphenol oxidase: Oxy hóa catechin thành theaflavin và thearubigin. Giúp nước trà có màu đẹp và mùi thơm đậm hơn.
- Enzyme oxy hóa axit amin: Tạo ra nhiều hợp chất thơm. Nhờ đó, hương trà trở nên phong phú và sâu sắc hơn.
Theo nghiên cứu của Đại học Nông nghiệp Hồ Nam và Đại học Lâm nghiệp Tây Bắc, các chất do Eurotium cristatum tạo ra có khả năng:
- Giảm mỡ máu
- Hạ huyết áp
- Điều hòa chuyển hóa đường
- Tăng cường hệ miễn dịch
Vì vậy, “kim hoa” trong Phổ Nhĩ trà không chỉ có thể uống, mà còn rất tốt cho sức khỏe.
Hiện tượng “Kim hoa” xuất hiện là rất hiếm
Ngay cả với trà cổ thụ vốn đã hiếm thì kim hoa còn khó gặp hơn nhiều lần. Dù chỉ là một loại vi sinh vật, nhưng kim hoa rất “kén chọn” môi trường để sinh trưởng.
Người chơi trà lâu năm thường nói:
Phổ Nhĩ đầy đất, trà đồi thấp kém, phối trộn là phụ, cổ trà là tốt, cổ thuần là đỉnh, bạc sương dễ thấy, kim hoa khó tìm.

Ở đây, “bạc sương” chỉ lớp sương trắng phủ trên bề mặt bánh trà khá phổ biến. Còn “kim hoa” thì hiếm hơn nhiều, chỉ xuất hiện khi có đủ ba điều kiện:
- Nguyên liệu: Lá trà phải già, dày, chứa nhiều chất nội tại.
- Vi sinh: Trong quá trình chế biến hoặc lưu trữ phải có sự hiện diện tình cờ của Aspergillus cristatup, điều rất khó kiểm soát bằng tay người.
- Môi trường bảo quản: Trà phải được lưu trữ ở điều kiện nhiệt độ “ngoài lạnh trong ấm”, độ ẩm “ngoài khô trong ẩm”, thì nấm mới phát triển được.
Chính vì ba yếu tố này khó hội tụ, nên “kim hoa” trên trà Phổ Nhĩ cực kỳ hiếm, mới có câu nói “kim hoa khó gặp”. So với trà sống, “kim hoa” thường dễ xuất hiện hơn ở trà chín lâu năm.
Kết luận
Kim hoa trong Phổ Nhĩ là một báu vật cực hiếm, quý như ngọc giữa rừng trà. Nó là kết quả của thời gian, môi trường, kỹ thuật và cả sự may mắn. Thế nhưng vì vẻ ngoài giống nấm mốc, lại ít người hiểu rõ, nên kim hoa dễ bị hiểu nhầm, bị coi là hỏng, là nấm độc. Đây là một hiểu lầm đáng tiếc, khiến nhiều người bỏ lỡ một loại trà quý hiếm và có lợi cho sức khỏe.
TSTN tổng hợp và dịch